Học nghề cho... vui
Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 29 Tháng 11 2012 07:48 Viết bởi Administrator Thứ năm, 29 Tháng 11 2012 07:42
HS Trường THPT Trưng Vương (TP.HCM) trong giờ học nấu ăn -
Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Học sinh học, phụ huynh thực hành
Mục tiêu của môn thủ công - kỹ thuật ở bậc tiểu học là giúp học sinh (HS) biết cách sử dụng một số dụng cụ lao động đơn giản, cách tiến hành một số công việc lao động đơn giản trong gia đình, rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sự khéo léo của đôi tay... Ngay từ lớp 1, HS bắt đầu với những thao tác đơn giản như: xé, dán giấy thành các hình chữ nhật, hình vuông, quả cam... Đến lớp 2, gấp các đồ chơi như máy bay, tên lửa, thuyền mui. Khi lên lớp 3, làm quen với kỹ thuật đan nong mốt, nong đôi, sau đó biết cắt, khâu, thêu các sản phẩm tự chọn bằng các kỹ thuật khâu đột thưa, thêu móc xích, lắp ghép mô hình.
Trên thực tế, phần lớn HS tiểu học không tự mình thực hiện được các kỹ thuật cơ bản của môn học này.
Một phụ huynh có con học ở Trường tiểu học Trưng Trắc (Q.11, TP.HCM) cho hay: "Ngoài những bài tập đơn giản như xé, dán giấy, còn lại tôi phải chuẩn bị và làm thay cho cháu một số việc". Một HS lớp 4 Trường tiểu học Bông Sao (Q.8) tiết lộ: "Bài tập về nhà, con thường nhờ mẹ làm giùm, nhất là mấy bài về may và thêu. Trên lớp cô dạy nhưng con không kịp làm theo". Còn phụ huynh có con học bậc tiểu học tại Q.4 bức xúc cho rằng hầu như phải làm thay cho con để có sản phẩm nộp.
Sai lầm của khuyến khích cộng điểm
Ông Trần Phước Đức, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi (Q.4), cho biết: "Trong phân bổ chương trình, nghề là môn bắt buộc và chỉ thực hiện đối với HS lớp 9, lớp 11. Cũng có các bài kiểm tra và có ghi sổ điểm nhưng không tham gia và đánh giá xếp loại học lực mà chỉ nhằm mục đích xếp loại hạnh kiểm. Cuối khóa học, HS sẽ được cấp chứng chỉ". Để động viên HS chuyên cần, chú tâm trong việc học môn này, ngành GD-ĐT đã có chủ trương cộng điểm nghề trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và tốt nghiệp THPT. Số điểm cộng thêm từ 0,5 đến 2, tùy thuộc vào kết quả loại trung bình, khá hay giỏi.
Thế nhưng, ông Cao Huy Thảo, Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt Úc, khẳng định: "Chính "mồi" cộng điểm đã phá hoại mục tiêu, định hướng ban đầu vô cùng ý nghĩa. Hiện nay từ giáo viên cho đến HS khi dạy và học môn này đều nhằm kiếm điểm cộng trong các kỳ thi". Ông Thảo dẫn chứng, trong nội dung chương trình, có rất nhiều nghề để lựa chọn như: tin học, điện, nấu ăn, nhiếp ảnh, thủ công... Tuy nhiên, khi các em chọn được nghề phù hợp với khả năng, cá tính và đăng ký thì có khi giáo viên chủ nhiệm tư vấn theo hướng khác. Đa số giáo viên đều hướng các em chọn nghề dễ đạt loại giỏi như nấu ăn, điện dân dụng. Các nghề cơ khí, làm vườn thì không nên đăng ký vì học những nghề ấy khó đạt kết quả cao. Nhiều giáo viên nói thẳng với phụ huynh học nghề nào để dễ đậu loại giỏi, được cộng điểm. Có trường "ép" HS cả lớp cùng học một nghề với lý do hết sức đơn giản là để dễ quản lý.
Học điện nhưng không biết sửa điện
Chính vì học chỉ để lấy điểm cộng thi tốt nghiệp nên tâm thế học các môn nghề của học trò chỉ để cho có chứ không phải để biết. Vì thế, các em chọn học những môn dễ có điểm chứ không phải môn yêu thích hay thuộc sở trường.
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Nhuận (Q.Phú Nhuận), thừa nhận: "Tỷ lệ HS đăng ký học tin học đứng đầu, sau đó đến điện dân dụng, rồi nấu ăn... Chẳng hạn, có 12 lớp thì 8 lớp học tin học, 3 lớp điện, 1 lớp nấu ăn". Ông Nguyễn Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Tạ Quang Bửu (Q.8), cho biết: "Khoảng 500 HS lớp 11 học nghề, trong đó 3/4 đăng ký môn điện vì dễ kiếm điểm giỏi".
N.N.T, lớp 12 Trường THPT Trần Quang Khải (Q.11), kể lại: "Năm lớp 11, thấy các bạn rủ học điện dân dụng, em cũng đăng ký học theo. Những hôm có bài tập thì mấy bạn khác làm giùm, khi thi thì lý thuyết cũng không yêu cầu quá cao". Mẹ của N.N.T cho biết: "Học vậy nhưng mấy việc như bóng đèn, ổ điện trong nhà hư đều do ba làm chứ cháu có dám làm đâu". Còn một HS nam của Trường THPT Hoàng Hoa Thám (Q.Bình Thạnh) quả quyết: "Chúng em thích học may vì cô giáo chiếu cố cho nam và được các bạn gái giúp".
Trước thực tế trên, ông Cao Huy Thảo nhấn mạnh: "Học nghề mà chỉ có lý thuyết, không có thực hành thì chả giải quyết được vấn đề gì về chất lượng và cũng chỉ là dối nhau mà thôi".
- 18/02/2013 08:20 - Giáo dục đạo đức HSSV bằng môi trường văn hóa
- 18/02/2013 08:16 - Giáo dục phổ thông đã có những chuyển biến tích cự…
- 21/01/2013 07:48 - Tạm dừng mở mới ngành Tài chính ngân hàng
- 27/12/2012 20:17 - Nhiều điểm mới trong quy chế thi tốt nghiệp THPT
- 07/12/2012 13:39 - Giáo dục giới tính: Còn nhiều rào cản
- 28/10/2012 20:15 - Học sinh dự Olympic quốc tế đều đạt huy chương
- 28/10/2012 20:10 - Tìm cách giảm bạo lực học đường
- 22/10/2012 07:52 - Tạo công bằng cho giáo viên
- 12/10/2012 15:04 - Cô giáo nhập viện vì bài giảng “canh gà Thọ Xương”
- 05/10/2012 18:09 - Khẳng định thương hiệu trường THPT Chuyên Nguyễn B…
Tài liệu học tập
Bài giảng môn GDQP của khối 12 bài 3, bài 8
Bài 3: Quân đội và Công an nhân dân Việt NamBài 8: Công tác phòng không nhân dânFont VNI Times nếu máy tính em nào bị lỗi có thể tải font đính kèm tại đâyTải font xuống giải nén ra copy và dán vào đường dẫn như sau: C:\Windows\FontsTài liệu học tập môn GDQP 11 lần 1
Bài 4: đang cập nhật... Bài 5: Kỹ thuật bắn súng AK Bài 7: Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương- Tài liệu học tập môn Hóa học 11 lần 2 (16/04)
- Tài liệu học tập môn Hóa học 10 lần 2 (16/04)
- Tài liệu ôn thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 (05/04)
- Tài liệu học tập môn Hóa học dành cho các khối lần 1 (04/04)
- Tài liệu học tập môn Tiếng Anh dành cho khối 12 (28/03)
- Tài liệu học tập môn Tiếng Anh dành cho khối 11 (28/03)
- Tài liệu học tập môn Tiếng Anh dành cho các khối (28/03)