Trang chủTin tứcBản tin trườngChỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019 của ngành Giáo dục

Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019 của ngành Giáo dục

  • PDF.InEmail

Ngày 10/8/2018, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký ban hành Chỉ thị số 2919 /CT-BGDDT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019 của ngành Giáo dục.

Nội dung Chỉ thị như sau:

Năm học 2018 - 2019, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIII, Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ tình hình thực tiễn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị toàn ngành Giáo dục ưu tiên tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm học 2018 - 2019 như sau:

I. Phương hướng chung

1. Nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và thực hiện tốt vệ sinh trường học; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.

2. Giáo dục mầm non tập trung phát triển trường, lớp ở khu công nghiệp, khu chế xuất; đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kiên quyết chống hành vi bạo hành trẻ và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.

3. Giáo dục phổ thông tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đặc biệt là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia; đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông.

4. Giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên; chuẩn hóa, tăng cường hội nhập quốc tế và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tăng tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

5. Giáo dục thường xuyên tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên sau sáp nhập; chấn chỉnh các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đào tạo từ xa hoạt động không đúng quy định; rà soát, tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Đề án xây dựng xã hội học tập; thúc đẩy việc học tập của người lớn.

II. Các nhiệm vụ chủ yếu

1. Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước

a) Tổ chức rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và các chỉ đạo của Chính phủ, bảo đảm chất lượng giáo dục; chú trọng phát triển trường, lớp mầm non ở khu công nghiệp, khu chế xuất.

b) Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở đào tạo giáo viên. Xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm để nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên và viên chức quản lý giáo dục.

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp

a) Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; thực hiện đúng quy chế làm việc và văn hóa công sở.

b) Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, giảng viên gắn với việc bảo đảm các quy định về định mức số lượng giáo viên, giảng viên đối với các cấp học và trình độ đào tạo, phù hợp với việc rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại một cách hợp lý hệ thống, quy mô trường, lớp.

Thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Công văn số 3043/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20/7/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện tinh giản biên chế trong ngành Giáo dục. Thực hiện các giải pháp bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu giáo viên các cấp học theo quy định.

c) Triển khai các đề án nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông cốt cán theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên để thực hiện bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy lớp 1.

d) Thực hiện bổ nhiệm, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, thi/xét thăng hạng và bổ nhiệm, xếp lương theo quy định; thực hiện tốt công tác chính sách, thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo chuyên tâm với nghề.

đ) Bồi dưỡng nâng cao năng lực triển khai các nhiệm vụ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu theo các vị trí việc làm.

3. Đổi mới giáo dục giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông

a) Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục mầm non; thực hiện chương trình hỗ trợ cha mẹ trẻ về kiến thức, kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ; xây dựng, triển khai các mô hình phối hợp gia đình – nhà trường - cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ; tiếp tục thực hiện hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên ở các nhóm lớp mầm non độc lập tư thục.

b) Ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới; hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa; xây dựng nội dung và tài liệu giáo dục địa phương; hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

c) Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử trong nhà trường; thực hiện tốt hoạt động chào cờ, hát quốc ca trong các cơ sở giáo dục; chú trọng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường hiệu quả; bố trí học sinh, sinh viên trực tiếp tham gia hoạt động vệ sinh và ý thức bảo quản nhà vệ sinh, đảm bảo trường lớp sạch, đẹp; củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả, đổi mới công tác y tế trường học, bảo đảm chăm sóc sức khỏe cho học sinh.

d) Triển khai thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.

4. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo

a) Tiếp tục hoàn thiện, ban hành và triển khai các chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, học liệu ngoại ngữ, ưu tiên Chương trình giáo dục phổ thông mới. Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo; khuyến khích dạy các môn học khác bằng ngoại ngữ và dạy ngoại ngữ thông qua các môn học.

b) Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, đặc biệt là đội ngũ giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Triển khai bồi dưỡng giáo viên, giảng viên ngoại ngữ theo phương thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp; đổi mới chương trình đào tạo giáo viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên và khung năng lực giáo viên ngoại ngữ. Bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy các môn học khác bằng ngoại ngữ.

c) Xây dựng, triển khai kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường quản lý nâng cao chất lượng dạy học của các trung tâm ngoại ngữ.

d) Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên theo chuẩn đầu ra ngay trong quá trình và theo kết quả từng giai đoạn giáo dục, đào tạo. Tiếp tục xây dựng các định dạng đề thi theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, từng bước hoàn thiện, phát triển ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc gia bảo đảm khách quan, trung thực.

đ) Tăng cường các điều kiện dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ trực tuyến cho các cấp học và các trang thiết bị tối thiểu để triển khai hoạt động dạy và học ngoại ngữ đáp ứng mục tiêu đào tạo chung.

e) Xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ, phát động phong trào giáo viên, giảng viên cùng học tiếng Anh với học sinh, sinh viên. Tăng cường dạy và học ngoại ngữ trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục

a) Hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên; tích hợp các hệ thống thông tin quản lý ngành hiện có vào cơ sở dữ liệu ngành.

b) Triển khai đồng bộ các phần mềm quản lý trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, kết nối liên thông dữ liệu với phần mềm cơ sở dữ liệu ngành; tăng cường sử dụng hồ sơ điện tử (sổ điểm, học bạ, sổ liên lạc); triển khai giải pháp tuyển sinh trực tuyến với các lớp đầu cấp học.

c) Xây dựng và đưa vào sử dụng, khai thác có hiệu quả kho học liệu số toàn ngành, ngân hàng câu hỏi trực tuyến dùng chung và đóng góp vào Hệ tri thức Việt số hóa quốc gia.

d) Tiếp tục phát động giáo viên tham gia xây dựng bài giảng e-learning và đóng góp vào kho bài giảng e-learning trực tuyến toàn ngành; triển khai các giải pháp học tập kết hợp và học trực tuyến trong giáo dục đại học; triển khai mô hình giáo dục điện tử, lớp học thông minh ở những nơi có điều kiện; khuyến khích các cơ sở giáo dục sử dụng các phần mềm trong dạy học.

đ) Tiếp tục nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên; triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ thông tin trong giáo dục đại học và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

6. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo

a) Phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn các địa phương thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

b) Tiếp tục tăng cường giao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới.

c) Đẩy mạnh tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình đối với các cơ sở giáo dục đại học theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Chỉ đạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thiện Đề án thí điểm thực hiện cơ chế không có cơ quan chủ quản.

7. Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo

a) Triển khai thực hiện Nghị định số 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục; triển khai hiệu quả các thỏa thuận, các chương trình học bổng hiệp định.

b) Tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học đẩy mạnh hội nhập quốc tế thông qua việc hợp tác với các cơ sở giáo dục nước ngoài.

c) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học chủ động và tích cực mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, tăng số lượng các chương trình giảng dạy bằng tiếng nước ngoài, chuyển giao công nghệ, liên kết đào tạo, công nhận tín chỉ, liên thông chương trình với các trường đại học nước ngoài có uy tín để thu hút sinh viên, nhà khoa học nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại Việt Nam.

d) Tăng cường công tác quản lý đối với các chương trình liên kết giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo, các cơ sở giáo dục, đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động tư vấn du học.

8. Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo

a) Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; theo đó hướng dẫn các địa phương xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo phòng học, các phòng chức năng, nhà vệ sinh, công trình nước sạch và mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học còn thiếu, trong đó chú trọng các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo và lớp 1.

b) Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhà vệ sinh và công trình nước sạch trong các cơ sở giáo dục; không đưa vào sử dụng các công trình trường, lớp học, nhà vệ sinh chưa đảm bảo an toàn theo quy định.

c) Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án tại địa phương nhằm tăng cường các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

d) Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, ban hành các quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất và tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của các cơ sở giáo dục đại học; hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học tổ chức thực hiện, công khai các điều kiện về cơ sở vật chất trên website của trường.

9. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao

a) Phát triển các chương trình đào tạo đại học theo hướng tiệm cận với chuẩn khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

b) Triển khai thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, xây dựng nội dung đào tạo về khởi nghiệp đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường đại học bảo đảm hiệu quả, phù hợp thực tiễn; biên soạn bộ tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên; hình thành đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm trong cả nước.

c) Khuyến khích các cơ sở đào tạo chủ động đổi mới phương thức đào tạo theo hướng phối hợp hiệu quả và chặt chẽ giữa đào tạo trong và ngoài nhà trường. Các cơ sở đào tạo chủ động xây dựng chương trình đào tạo mới với sự tham gia của các bên liên quan (doanh nghiệp sử dụng lao động, đơn vị có cơ sở thực hành, thực tập...). Khuyến khích các cơ sở đào tạo công nhận thời lượng và kiến thức khi sinh viên học tập, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.

d) Thúc đẩy phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo ngang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao. Nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách thu hút học sinh giỏi vào học ngành sư phạm.

III. Các giải pháp cơ bản

1. Hoàn thiện thể chế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về giáo dục và đào tạo

a) Phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội hoàn thiện hồ sơ và trình Quốc hội xem xét thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

b) Rà soát văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục nhằm phát hiện các quy định bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với thực tế, không đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền hoặc chủ động theo thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc thay thế.

c) Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, các cơ chế, chính sách đã ban hành; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo, nhất là chính sách đối với các đối tượng ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi nhằm bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

d) Tiếp tục triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính theo Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

đ) Tổ chức thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, việc thực hiện cơ chế tự chủ, vấn đề dân chủ trong nhà trường, hoạt động liên kết đào tạo, văn bằng chứng chỉ, công tác thi, công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, tình trạng lạm thu, dạy thêm học thêm, an toàn trường học, đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên và giáo viên. Tăng cường phối hợp thanh tra tỉnh, bộ, ngành trong công tác thanh tra giáo dục.

2. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp

a) Ban hành các chuẩn, tiêu chuẩn và triển khai các chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý các cấp. Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.

b) Thực hiện đánh giá, phân loại, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý giáo dục theo tiêu chuẩn chức danh; thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật, đạo đức lối sống đối với cán bộ quản lý giáo dục.

3. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo

a) Bố trí đủ cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo hướng phù hợp, hiệu quả đối với các cấp học và trình độ đào tạo.

b) Ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn ngân sách Trung ương kết hợp ngân sách địa phương để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đáp ứng điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.

c) Thực hiện công tác xã hội hóa theo đúng quy định của pháp luật, các khoản tài trợ, đóng góp tự nguyện phải bảo đảm đúng tính chất tự nguyện của cá nhân, tổ chức tài trợ, đóng góp. Khuyến khích phát triển các loại hình trường ngoài công lập đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao.

d) Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện các khoản thu, đóng góp theo đúng quy định.

4. Tăng cường công tác khảo thí, kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục

a) Tăng cường công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ. Quản lý chặt chẽ việc cấp các loại chứng chỉ, đặc biệt là chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ. Rà soát, hoàn thiện quy trình, thủ tục và công khai việc công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

b) Tiếp tục duy trì ổn định phương án tổ chức thi trung học phổ thông quốc gia, thực hiện điều chỉnh về kỹ thuật một số khâu trong quy trình tổ chức thi để đảm bảo kết quả thi khách quan, công bằng.

c) Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, công khai điều kiện đảm bảo chất lượng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng đối với các cơ sở giáo dục và các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong; tập trung kiểm định các chương trình đào tạo giáo dục đại học, từng bước kiểm định theo các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, hướng đến xây dựng văn hóa chất lượng.

d) Tiếp tục thực hiện các chương trình đánh giá quốc gia và đánh giá quốc tế (PISA, TALIS và SEA PLM) để giám sát, cải thiện chất lượng giáo dục và hội nhập quốc tế.

5. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo

a) Chủ động tổ chức truyền thông về các chủ trương, chính sách mới của ngành, trong đó chú trọng công tác truyền thông trong nội bộ ngành.

b) Truyền thông kết quả 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; truyền thông về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các quy định mới của ngành.

c) Truyền thông về xây dựng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới và công tác chuẩn bị các điều kiện bảo đảm chất lượng triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới tại các địa phương.

d) Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về các tấm gương người tốt, việc tốt trong ngành Giáo dục; các tấm gương nhà giáo, học sinh, sinh viên đổi mới, sáng tạo và đạt kết quả tốt trong dạy và học.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào các nhiệm vụ, giải pháp trên, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể. Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch năm học, đề xuất các giải pháp chỉ đạo, kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện.

2. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo căn cứ nhiệm vụ, giải pháp trên và tình hình thực tiễn của địa phương, tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành văn bản chỉ đạo về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm học 2018 - 2019 ở địa phương và tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học. Cơ quan quản lý giáo dục các cấp ở địa phương chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2018 - 2019.

3. Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp năm học 2018 - 2019.

4. Cán bộ, công chức, viên chức ở cơ quan quản lý giáo dục các cấp; nhà giáo, nhân viên ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

Nội dung Chỉ thị trong File đính kèm tại đây./.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Tài liệu học tập

Bài giảng môn GDQP của khối 12 bài 3, bài 8

Bài 3: Quân đội và Công an nhân dân Việt NamBài 8: Công tác phòng không nhân dânFont VNI Times nếu máy tính em nào bị lỗi có thể tải font đính kèm tại đâyTải font xuống giải nén ra copy và dán vào đường dẫn như sau: C:\Windows\Fonts
Tháng 4 18, 2020 by Administrator

Tài liệu học tập môn GDQP 11 lần 1

Bài 4: đang cập nhật... Bài 5: Kỹ thuật bắn súng AK Bài 7: Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương
Tháng 4 16, 2020 by Administrator
Đọc thêm:

elearning vnedu

Ủng hộ Hội Khuyến học

Số tài khoản ủng hộ Hội khuyến học:
Tên: Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Số TK: 4200 20100 4866
Tại ngân hàng NN & PT nông thôn CN QNam
DANH SÁCH TẬP THỂ ỦNG HỘ
Năm học 2020 - 2021

- Danh sách chi tiết cá nhận ủng hộ khuyến học đến ngày 17/2/2022

1. Công ty Hùng Hoàng Hoa: 10.000.000 VNĐ

2. Công ty Tấn Đức-Đà Nẵng: 20.000.000 VNĐ

3. Công ty sắt thép ThànhViệt: 2.000.000 VNĐ

4. Cựu HS Khóa 2000-2003: 6.500.000 VNĐ

5. Cựu HS Khóa 2006-2008: 3.000.000 VNĐ

6. Công ty TNHH gạch Đồng Tâm Nhất Nguyên: 5.000.000 VNĐ

7. Công ty Trầm Hương Hồng Ngọc: 15.000.000 VNĐ

DANH SÁCH TẬP THỂ ỦNG HỘ QUỸ KHUYẾN HỌC
Năm học 2022 - 2023

Lớp 10/1, Số lượng: 35HS, số tiền: 5.000.000
Lớp 10/2, Số lượng: 35HS, số tiền: 7.000.000
Lớp 10/3, Số lượng: 35HS, số tiền: 7.000.000
Lớp 10/4, Số lượng: 35HS, số tiền: 7.000.000
Lớp 10/5, Số lượng: 35HS, số tiền: 7.000.000
Lớp 10/6, Số lượng: 35HS, số tiền: 10.000.000
Lớp 10/7, Số lượng: 35HS, số tiền: 7.000.000
Lớp 10/8, Số lượng: 30HS, số tiền: 5.000.000
Lớp 11/1, Số lượng: 34HS, số tiền: 7.000.000
Lớp 11/2, Số lượng: 34HS, số tiền: 10.000.000
Lớp 11/3, Số lượng: 35HS, số tiền: 9000000
Lớp 11/4, Số lượng: 35HS, số tiền: 5000000
Lớp 11/5, Số lượng: 34HS, số tiền: 6000000
Lớp 11/6, Số lượng: 35HS, số tiền: 8250000
Lớp 11/7, Số lượng: 35HS, số tiền: 10.000.000
Lớp 11/8, Số lượng: 35HS, số tiền: 7.000.000
Lớp 12/1, Số lượng: 35HS, số tiền: 5.000.000
Lớp 12/2, Số lượng: 35HS, số tiền: 6.000.000
Lớp 12/3, Số lượng: 35HS, số tiền: 10.500.000
Lớp 12/4, Số lượng: 36HS, số tiền: 9.000.000
Lớp 12/5, Số lượng: 35HS, số tiền: 10.000.000
Lớp 12/6, Số lượng: 36HS, số tiền: 9.000.000
Lớp 12/7, Số lượng: 35HS, số tiền: 5.000.000
Lớp 12/8, Số lượng: 33HS, số tiền: 5.500.000

TC: Số lượng: 832 HS, số tiền: 177.250.000

Bằng chữ: Một trăm bảy mươi bảy triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng y)

 

 

 

 

 

 

 

Video

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Title: Hướng dẫn công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong trường học

Liên kết

banner hcm

Thống kê

Các thành viên : 3
Nội dung : 1221
Liên kết web : 15
Số lần xem bài viết : 4690103
Hiện có 47 khách Trực tuyến

Gallery ảnh

Danh bạ điện thoại

STT Họ và Tên Chuyên môn Chức vụ Số ĐT
1 Phan Văn Chương Ngữ văn Hiệu trưởng 0905 771 735
2 Phan Văn Lĩnh Tin học Phó Hiệu trưởng (PT Chuyên Môn) 0905 549 322
3 Lê Viết Hà Ngoại ngữ Phó Hiệu trưởng (PT CSVC-NGLL) 0905 231 161
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ SỐ ĐIỆN THOẠI
1  Lê Tấn Hùng QTV Hệ thống hạng III (Tổ trưởng) 0935 000 411
2  Nguyễn Văn Chương Nhân viên Bảo Vệ 0918 822 537
3  Trần Công Biểu Nhân viên Bảo Vệ 0935 283 646
4  Nguyễn Văn Tập   Nhân viên Bảo vệ   0944 869 261
5  Lê Kim Thoa Nhân viên Giáo vụ 
0968 490 234
6  Ngô Thị Nguyên Sa Nhân viên Giáo vụ  0946 295 023
7  Nguyễn Thị Trang  Nhân viên Thư Viện  (Tổ Phó) 0358 579 296
8  Nguyễn Thị Quỳnh Trâm Nhân viên Thư Viện  0935 056 786
9  Nguyễn Thị Thuỷ Nhân viên Kế toán 0979 196 480
10  Nguyễn Thị Thúy  Nhân viên Văn Thư - Thủ Quỹ  0985 755 421 
11  Phạm Thị Hà Nhân viên Văn Thư Lưu trữ 0363 456 274
12  Phạm Thị Phương Tùng Nhân viên Phục Vụ 0919 764 564
13  Nguyễn Thị Thảo Hiếu Nhân viên Y Tế 0981 577 127
STT Họ và Tên Dạy môn Chức vụ Số ĐT
1 Diệp Tình Toán Tổ Trưởng CM 0914 153 132
2 Nguyễn Thanh Thiên Toán Tổ Phó CM 0905 662 875
3 Nguyễn Thị Bích Xuân Toán Giáo Viên 0905 504 753
4 Võ Tiến Toán Giáo Viên 0905 088 529
5 Lê Thị Thương Toán

CT Công đoàn cơ sở - Giáo Viên

0915 050 895
6 Trương Trần Tấn Phước Toán Giáo Viên 0969043321
7 Lê Đình Nhật Toán Giáo Viên 0932 599 739
8 Bùi Xuân Toàn Toán Giáo Viên 0985477797
9 Trần Thị Phương Thảo Toán Giáo viên 0358281845

 

 

STT Họ và Tên Dạy môn Chức vụ Số ĐT
1 Võ Quốc Á Vật lý Tổ trưởng CM  0913 832 400
2 Từ Thị Như Phương Vật lý Giáo Viên 0982 300 311
3 Nguyễn Văn Quang Vật lý Giáo Viên 0903 471 070
4 Trương Ngọc Điểu Vật lý

Thư ký Hội đồng - Giáo Viên

0977 701 517
5 Phạm Thị Mỹ Hảo Vật lý Giáo viên 0932 493 662
6 Đỗ Linh Thắng Vật lý Giáo viên 0338 326 809
7 Mai Phước Đạt Vật lý Giáo viên 0964367695
STT Họ và Tên Dạy môn Chức vụ Số ĐT
1 Hồ Ngọc Quốc Hóa Tổ trưởng CM 0903 541 873
2 Vũ Thị Linh Hóa Tổ phó CM  0937 879 103
3 Nguyễn Thị Mỹ Dung Hóa Giáo Viên 0932 400 801
4 Trần Thị Thanh Tùng Hóa Giáo Viên 0935 091 019
5 Nguyễn Thị Hồng Mai Hóa Giáo Viên 0905 702 102
6 Nguyễn Văn Kỳ Hóa Phó CT Công đoàn CS - Giáo Viên 0914 076 318 
7 Phạm Thị Thanh Tâm Hóa Giáo viên 01632 896 218
STT Họ và Tên Dạy môn Chức vụ Số ĐT
1 Nguyễn Ngọc Ân Tiếng Anh Tổ Trưởng CM 0905 055 929
2 Lê Viết Hà Tiếng Anh Phó Hiệu trưởng 0905 231 161
3 Nguyễn Phước Hào Tiếng Anh Tổ Phó CM 0905 540 418
4 Phan Nguyễn Hồng Ngân Tiếng Pháp Giáo viên  0905 997 383
5 Trần Thị Lệ Thương Tiếng Anh Giáo Viên 0982 171 074
6 Ngô Thị Thanh Châu Tiếng Anh Giáo Viên 0382117507
7 Nguyễn Hoàng Cường Tiếng Anh Giáo viên 0932 128 400
8 Đỗ Nguyễn Tường Linh Tiếng Anh Giáo viên 0763 155 625
STT Họ và Tên Dạy môn Chức vụ Số ĐT
1 Phan Văn Chương Ngữ văn Hiệu Trưởng  0905 771 735
2 Ngô Thị Minh Thủy Ngữ văn Tổ trưởng CM 0773 535 075
3 Đoàn Thị Hồng Ngữ văn Tổ phó CM 0387 894 137
4 Nguyễn Lợi Ngữ văn Giáo Viên 0369 104 102
5 Nguyễn Thị Bích Hiền Ngữ văn Giáo Viên 0905 083 378
6 Nguyễn Thị Trúc Đào Ngữ văn Giáo Viên 0827 368 555
7 Nguyễn Thị Thu Thủy Ngữ văn Giáo Viên 0942 534 185
8 Trịnh Thị Hồng Linh Ngữ văn Giáo Viên 0382 360 603
STT Họ và Tên Dạy môn Chức vụ Số ĐT
1 Trần Minh Thắng Sinh Học Tổ Trưởng CM 0974 233 288
2 Võ Ngọc Bình Sinh Học Tổ phó CM 0914 340 154
3 Nguyễn Thị Nương Sinh Học Giáo Viên 0972 540 202
4 Nguyễn Thúy Trâm Sinh Học Giáo Viên TB 0905 825 473
5 Đặng Thị Thu Hà Sinh Học Giáo viên 0378 909 080 
6 Huỳnh Thị Hiền  Sinh Học Giáo viên 0943 121 459 
7 Nguyễn Trần Bảo Duy Sinh Học Giáo viên 0373 585 427
STT Họ và Tên Dạy môn Chức vụ Số ĐT
1 Nguyễn Văn Như Tin Học Tổ Trưởng CM 0914 118 731
2 Phan Văn Lĩnh  Tin Học Phó Hiệu Trưởng 0905 549 322
3 Trương Thị Hằng Tin Học Giáo Viên 0905 374 595
4 Ôn Quang Hùng Tin Học Giáo Viên 0399 358 785
STT Họ và Tên Dạy môn Chức vụ Số ĐT
1 Phạm Thị Thanh Thu Lịch sử Tổ trưởng CM 0963 277 631
2 Nguyễn Thị Minh Thuận Lịch sử Giáo Viên 0838 990 555
3 Phạm Thị Ái Vân Lịch sử Giáo Viên 0906 551 037
4 Dương Văn Hậu Lịch sử Giáo viên 0856 041 059
5 Bùi Ngọc Bích Thủy GDCD Giáo viên 0702 711 079
STT Họ và Tên Dạy môn Chức vụ Số ĐT
1 Phan Thị Hồng Phước Lịch sử Tổ Trưởng CM

0382 394 384

2 Bùi Thanh Sơn Địa lý Giáo Viên 0905 837 784
3 Nguyễn Thị Diêu Địa lý Giáo Viên 0983 876 477
4 Trần Thị Thùy Dung Địa lý Giáo viên 0366 508 713
5 Mai Thị Lệ Huyền Địa lý Bí thư Đoàn trường - Giáo viên 0366 546 221
STT Họ và Tên Dạy môn Chức vụ Số ĐT
1 Võ Quốc Châu Thể Dục - Quốc phòng Tổ Trưởng CM 0943 733 997
2 Huỳnh Đức Tỉnh Thể Dục - Quốc phòng Tổ Phó CM  0905 159 522
3 Nguyễn Xuân Tùng Thể Dục - Quốc phòng Giáo Viên 0376 864 747
4 Châu Văn Thọ Thể Dục - Quốc phòng Giáo Viên 0919 437 625
5 Phạm Vĩnh Phúc Thể Dục - Quốc phòng Giáo Viên  0905 020 097